ẤM TỬ SA

BỘ ẤM CHÉN

GIỚI THIỆU DANGLYTRA

THẾ GIỚI TRÀ ĐẠO

DANGLYTRA – Chuyên cung cấp Ấm chén, Dụng cụ, Trà đặc sản.

Chính gốc, Uy tín, Chất lượng

CÁC DÒNG SẢN PHẨM nổi bật

Sản phẩm nổi bật và chất lượng được nhiều khách hàng tin dùng…

SẢN PHẨM ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Các dòng Sản phẩm được tìm kiếm và đặt hàng nhiều nhất

CẨM NANG CẦN BIẾT

Một số câu hỏi phổ biến về Trà, Ấm trà cần biết

Lục trà, bạch trà, hồng trà, trà đen, trà phổ nhĩ, trà olong

Cảm nhận khí chất trong trà sau khi uống và các chỉ số của trà sau khi test mẫu đạt chuẩn.

Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanma, Ấn Độ.

“Chén trà mở đầu câu chuyện” và cũng chính chén trà ấy đã gắn kết tình người bằng sự mộc mạc ẩn chứa bên trong của nó. Nhưng mộc mạc của trà đạo Việt Nam không đồng nghĩa với sự qua loa, cẩu thả. Trà Việt vẫn mang hương vị riêng, vẫn đậm đà ngọt chát. Và để làm nên tách chè tròn vị như vậy, cần sự hòa quyện giữa trà và người nghệ nhân pha trà. Thông qua đó, nghệ nhân sẽ tinh tế thả hồn mình vào sản phẩm để đem đến cho người thưởng trà một tách chè ngon với nhiều cung bậc cảm xúc.

Để có một chén trà ngon, những dụng cụ không thể thiếu như ấm trà, chén trà, hũ đựng trà,… ngoài ra còn có lọc trà, dụng cụ gắp, lót ly,…

Ấm trà

  • Ấm trà là vật dụng quan trọng quyết định một chén trà ngon. Ấm trà có giữ nhiệt tốt và có giữ trọn vẹn hương vị trà hay không? Phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng ấm. 
  • Để đảm bảo ấm tốt, người sử dụng hay lựa chọn những sản phẩm nổi bật như ấm chén tử sa, ấm chén giả cổ Bát Tràng, ấm gốm Bát Tràng, ấm sành gốm. Cũng như lựa chọn những đơn vị uy tín, chuyên cung cấp những sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh tình trạng hàng giả hàng nhái để đem đến chén trà chuẩn vị.

Chén (ly trà)

  • Chén trà thường chia làm hai loại: chén tống và chén quân
  • Chén tống là chén to, giúp cho trà rót ra chén quân được đều vị, lọc cặn trà, giảm bớt nhiệt và giữ được màu sắc của trà. 
  • Chén quân là những chén nhỏ, thích hợp với lượng người dùng.

Khay đựng trà

  • Giúp cho bàn trà thêm trang nhã, lịch sự. Phù hợp với sở thích của gia chủ mà khay trà có kích thước, màu sắc, chất liệu khác nhau. Trong đó, khay trà phổ biến có thể kể đến khay gỗ, khay tre, hay tân tiến với khay thủy tinh,… với đủ các họa tiết từ cầu kỳ đến đơn giản.

Hũ đựng trà

  • Để giữ cho trà uống vệ sinh, không ẩm mốc thì đa phần gia chủ đều sử dụng hủ đựng trà.
  • Nhiều hình dạng và kích thước khác nhau của hũ đựng trà được ra đời để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Bộ dụng cụ gắp 

  • Để tránh trường hợp lượng trà đổ ra ấm quá nhiều, hoặc dùng tay lấy trà không vệ sinh. Người nghệ nhân pha trà đã sáng tạo ra dụng cụ gắp. Gắp trà ra khỏi hũ, gắp chén trà,…

Trà cụ khác

  • Ngoài những dụng cụ thông dụng trên, còn có thể kể đến ấm đựng nước pha trà, ấm nấu nước, bộ lọc trà,…

Hình ảnh chén trà mở đầu câu chuyện hay nhắc đến trong thơ ca Việt Nam như đã mở ra không gian, thời gian thưởng trà. Giá trị văn hóa Việt Nam đề cao giá trị con người, do đó, trà đạo là cầu nối gắn kết con người Việt với nhau.

Trà được dùng khi có khách, thể hiện sự tôn trọng của gia chủ với khách đến nhà. Không gian thưởng trà thường là phòng khách, sân vườn thoáng mát, yên tĩnh để bàn chuyện, để đàm đạo chuyện nhân sinh.

Bên cạnh đó, những quán nước xưa, với chiếc ấm đất được ủ ấm, chén trà vàng ngọt hoặc bóng mát của cây đa, bến nước cũng là không gian thưởng trà hằng in trong tiềm thức của người Việt. Chỉ cần sự mộc mạc giản đơn như vậy, cũng đủ biến trà đạo Việt Nam thành môn nghệ thuật, văn hóa độc đáo, dung dị và gắn kết tình người.

Khác với trà đạo của Nhật Bản, nghệ thuật trà đạo của Việt Nam có những nét độc đáo riêng. Không bó buộc trong các quy tắc, trà đạo thuận theo những cảm xúc của con người.

Sau khi thưởng trà, người uống sẽ cùng đàm luận với nhau về hương vị của trà. Cũng có thể cùng ngâm dăm ba câu thơ, bộc lộ những nỗi niềm trong cuộc sống,…

Trà của Việt Nam cũng có nhiều hương vị khác nhau tùy theo nguyên liệu. Nguyên tắc khi thưởng trà cũng khá đơn giản, không quá cầu kỳ.

Bạn chỉ cần đưa trà lên và ngửi mùi hương của trà, sau đó từ từ thưởng thức hương vị của trà. Cảm nhận những vị trà mang lại rồi sau đó cùng đàm luận với nhau, đó là nghệ thuật trà đại của Việt Nam.

Chữ “Shan” trong phiên âm Hán Việt là “Sơn”; có nghĩa là núi. Shan Tuyết là núi tuyết. Trà Shan Tuyết thuộc dòng trà cổ thụ, sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên.

Dân bản địa gọi là trà Tuyết (hoặc Shan Tuyết) vì mùa đông tuyết phủ trắng ngọn cây, ấp ủ tinh hoa trời đất đợi đến mùa xuân nảy lộc đâm chồi. Người dân thu hái tự nhiên và tạo ra sản phẩm trà sạch, nước trà mang hương vị đặc biệt thơm ngon.

Công dụng của Trà Shan Tuyết:

Do tính kết tụ lâu năm và điều kiện sống khắc nghiệt, cộng thêm việc canh tác và chế biến tỉ mỉ, kỳ công, không hề sử dụng các chất hóa học, bởi vậy Trà Shan tuyết cổ thụ vừa mang đầy đủ tinh túy của trà tươi, lại vừa vượt trội hơn rất nhiều so với các loại trà mạn bình thường khác từ hương vị cho đến những công dụng tuyệt vời.

Trà Shan Tuyết cổ thụ nổi tiếng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E có trong catechin. Đặc biệt hợp chất EGCG (epigallocatechin gallate) có tác dụng giúp duy trì sự tươi trẻ và giữ gìn vóc dáng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các polyphenol trong trà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhờ khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol nói chung và cholesterol xấu nói riêng, đồng thời cũng giảm nguy cơ mắc ung thư…

Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của trà Shan Tuyết chính là màu trắng như tuyết của sợi trà. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy màu trắng ấy được tạo ra bởi những sợi lông tơ nhỏ li ti bám quanh búp trà. Bản thân búp trà tươi khi còn ở trên cây đã được bao phủ bởi lớp lông trắng bạc này. Đó là cơ chế tự bảo vệ để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Cây trà Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vừa phải cắm sâu rễ vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây, vừa phải chống chọi với cái lạnh, với mây mù bao phủ quanh năm. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đã tạo cho trà chất lượng hảo hạng.

Lá trà tươi được thu hái vào buổi sáng sớm – khi sương còn đọng trên búp lá. Người dân bản địa chọn những búp trà non, sau đó đưa vào chảo gang để sao. Trong quá trình sao phải kiểm soát nhiệt độ thật nghiêm ngặt. Sao trà Shan Tuyết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước trà mới xanh.

Tiếp theo đưa trà ra vò tay, phải khéo léo để trà không bị nát, vừa không mất hương trà, vừa giữ nguyên được lớp tuyết trên búp trà.

Nhận chính sách Cộng tác viên

Cơ hội để có thu nhập từ 5 – 20 triệu/tháng